Răng trẻ em

Răng trẻ em

Để trẻ có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này thực sự khỏe mạnh thì phụ huynh cần tạo cho con thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ, tránh cho răng của trẻ không bị hư tổn nhất là đối với răng vĩnh viễn. Ngoài ra phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến phòng nha để được định hướng, tư vấn cách chăm sóc răng, giúp trẻ có hàm răng khỏe khoắn cũng như phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng hay sự phát triển bất thường của cung hàm để từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ các chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở các khe nướu tạo thành mảng bám. Khi các mảng bám này xuất hiện quá nhiều sẽ làm tổn hại đến nướu và răng, đồng thời tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu và gây ra các bệnh về răng miệng khác.
  • Dùng bàn chải không đúng cách, sử dụng bàn chải lớn của người lớn không tương thích với độ lớn khoang miệng của trẻ hoặc cho trẻ sử dụng bàn chải không đúng tiêu chuẩn, lông bàn chải cứng, dễ gây tổn thương cho lợi. Những vết thương tổn này chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh răng miệng ở trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin sẽ làm chậm sự tăng trưởng của răng và mô quanh răng, trẻ bị chậm mọc răng, men và ngà răng mềm hơn bình thường nên răng dễ bị sâu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ làm hình thành các vết nhiệt miệng, lở loét trên nướu lợi, gây ra những thương tổn nhất định cho nướu. Bên cạnh đó, việc ăn/ uống nhiều thực phẩm lạnh như kem, đá, nướng uống có ga… cũng sẽ làm răng trẻ bị ê buốt, lung lay và dễ gãy.
  • Trẻ có một thói quen xấu như mút tay, gặm móng tay, gặm bút, chống cằm, ngậm ti giả, bú bình, thở bằng miệng… cùng là nguyên nhân dẫ đến các bệnh về răng miệng.

Các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em

  • Răng sâu, răng sún
  • Viêm lợi, hơi thở có mùi hôi
  • Nhiệt miệng, viêm loét miệng
  • Răng vĩnh viễn không mọc
  • Răng lệch lạc, sai khớp cắn (răng hô, món, thưa, khớp cắn hở)

Biện pháp để ngăn ngừa các bệnh răng miệng ở trẻ em

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và đa dạng.
  • Chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ sớm.
  • Theo dõi và từ bỏ thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như: mút tay, bú bình, thở miệng, không chải răng sau khi ăn…
  • Có kế hoạch thăm khám nha khoa định kì và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.

Một số Kỹ thuật nha khoa dành riêng trẻ em tại Nha khoa Việt Khương

  • Phòng sâu răng
  • Nhổ răng sữa
  • Trám răng
  • Làm sạch mảng bám, đánh bóng bề mặt răng
  • Niềng răng cố định
  • Chỉnh nha tháo lắp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *